VÌ SAO PHẢI TRÁNG TRÀ TRƯỚC KHI PHA Từ ngàn xưa, tráng trà được xem là bước đầu tiên trong quy trình pha trà. Tráng trà không chỉ giúp loại bỏ các tạp chất trên bề mặt của lá trà, kích thích mùi thơm và hương vị trà còn có nhiều tác dụng khác. Loại bỏ tạp chất, bụi bẩn Để tạo nên được các loại trà khô thành phẩm, lá trà tươi khi được hái về sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình sơ chế và chế biến. Từ việc làm héo, diệt men, cho đến xao trà, vò trà, thậm chí là lên men và cả hậu lên men nữa. Vậy nên, trong quá trình đó sẽ không tránh khỏi việc trộn lẫn một số tạp chất, bụi bẩn, hay cặn trà... Chính vì thế, tráng trà sẽ được hình dung như việc rửa sạch lá trà trước khi bước vào pha, để thưởng thức vị trà ngon, trọn vẹn và thanh khiết hơn. Đánh thức và làm ẩm lá trà Lá trà khô thường có những hình dạng khác nhau như xoắn lại, cuộn chặt hay được vo thành viên, tuỳ thuộc vào từng loại trà. Vậy nên, việc cho nước sôi vào để tráng trà sẽ giúp những lá trà mở ra, bề mặt lá sẽ tiếp xúc đồng đều trong nước, nhờ đó có thể giải phóng các chất bên trong lá trà, hương vị và mùi thơm của trà sẽ đặc trưng hơn, cũng như những lượt hãm trà sau đó nước trà sẽ đồng vị. Gia nhiệt cho ấm trà Khi tráng trà ở nước đầu tiên, ấm trà sẽ được làm ấm lên và giúp nhiệt độ nước cho những lần pha sau vẫn giữ ở mức đạt tiêu chuẩn. Vì thực tế, nếu không tráng trà mà cho trực tiếp nước vào ấm trà, nhiệt độ nước pha trà sẽ nhanh chóng giảm xuống, có thể không đạt yêu cầu để pha trà, khiến hương thơm và chất trà cũng không thể toát lên một cách trọn vẹn. Vì thế mà việc tráng trà rất quan trọng để giúp gia nhiệt cho ấm, thúc đẩy hương thơm, mùi vị của trà được thể hiện tốt nhất. Giúp nước trà trong hơn Nước tráng trà bao giờ cũng đục hơn nước pha. Một phần nước tráng trà đục có thể là do tạp chất bám vào trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, không hẳn là do các chất bụi bẩn bám vào. Nước trà đục còn do phần “nhựa trà”. Nhựa trà bao gồm các thành phần như carbohydrates, polyphenol và caffeine bị kết tinh và oxy hoá. Trong quá trình xao trà, nhựa sẽ khô lại, đóng vai trò như một lớp bảo vệ lá trà khô, để giúp trà bảo quản lâu hơn. Vậy nên, khi tráng qua trà thì đã làm tiết giảm phần nhựa này, nhờ đó mà nước trà trở nên trong hơn. Giảm thời gian hãm trà Vì khi tráng trà, những lá trà cuộn chặt đã được “đánh thức”, lá trà trở nên mềm hơn, cũng như ấm tráng trà đã trở nên ấm lên trước khi chính thức pha trà, do đó đã làm thời gian hãm trà ngắn lại và hương vị trà đậm đà hơn. Còn nếu như thiếu công đoạn tráng trà này, thời gian để ủ và mở lá trà sẽ lâu hơn, cũng như vị trà không được đồng đều và rõ vị. Tráng trà giúp rút ngắn thời gian hãm trà và hương vị trà đậm đà hơn Một số lưu ý khi tráng trà Bước tráng trà tuy khá đơn giản, tuy nhiên đây được xem là bước đầu tiên khi pha trà, vậy nên vẫn có một vài lưu ý để đảm bảo quy trình pha trà chuẩn nhất, nước trà ngon và chất lượng nhất: - Thời gian tráng trà không được quá lâu. Bạn chỉ nên tráng trong vòng 5 - 10 giây để tránh mất đi chất và hương vị của trà. - Nhiệt độ nước tráng trà không nên quá cao, bạn có thể sử dụng nhiệt độ dùng để pha trà ở mức 80 - 90 độ C, tuỳ theo từng loại trà. - Lượng nước sử dụng để tráng trà cũng chỉ nên vừa phải, tốt nhất là chỉ vừa đủ để làm ngập lá trà và nước xâm nhập được vào trong lá trà. Đặc biệt, để có thể thưởng thức một tách trà ngon thì loại trà chất lượng là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý. Ngoài ra, để thưởng thức được hương trà đậm đà, thanh mát và tinh khiết, bạn có thể tham khảo những dòng sản phẩm Trà Tearoma được The Coffee House chế biến từ những búp trà tươi phủ sương của cao nguyên Lâm Đồng
Các triệu chứng thường gặp khi bị say cà phê đó là xót ruột, người cảm thấy nôn nao, dạ dày cồn cào, choáng váng, mệt mỏi, khát nước... đây được xem là các dấu hiệu nhẹ. Trong trường hợp say cà phê nặng sẽ có các biểu hiện như: cơ thể nóng lên, tim đập nhanh, tức ngực, buồn nôn, tay run, lòng bàn tay tiết nhiều mồ hôi, đau đầu, khó tập trung và suy nghĩ,... Mẹo chống say cà phê: Để chống say cà phê và hạn chế gặp phải các trình trạng trên, bạn nên lưu ý những điều sau: Nạp lượng caffeine vừa phải: Khi tiêu thụ một lượng lớn cà phê, caffeine trong cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng say cà phê. Đối với người trưởng thành, lượng caffeine được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là khoảng 400mg (tương đương khoảng 1.000ml cà phê). Vậy nên, bạn chú ý đừng vượt quá con số này. Uống cà phê vào thời điểm thích hợp: Bạn nên tránh uống cà phê vào thời điểm hormone cortisol tăng cao. Đó là khi vừa mới ngủ dậy. Đồng thời, bạn chỉ nên uống cà phê sau khi đã ăn no. Do đó, thời điểm lý tưởng để uống cà phê là sau 9 giờ sáng trở đi. Còn vào buổi chiều bạn nên tránh khung giờ 12h00 - 13h00 và tất nhiên không nên uống cà phê vào ban đêm. Không uống cà phê cùng với các chất nguy hại: Bạn không nên uống cà phê cùng với các chất như rượu, thuốc và không pha trộn cà phê với nước tăng lực, hay các thức uống có cồn khác. Không chỉ là say cà phê, những sự kết hợp nguy hại này còn gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc thì lưu ý hãy uống cà phê sau khi uống thuốc từ 2-3 giờ. Cách chữa say cà phê: Nếu đã tránh các trường hợp trên mà bạn vẫn bị say cà phê thì có thể trị nó bằng các cách dưới: Uống thật nhiều nước: Hãy uống thật nhiều nước, uống liên tục 1 lít nước trong vòng 10 phút để giúp hòa tan lượng caffeine trong cơ thể và giảm mệt mỏi, thoát khỏi việc say cà phê trong 1-2 giờ sau. Uống chanh và mật ong: Nếu có thể, bạn hãy pha cho mình một ly nước ấm kèm chanh và mật ong, sau đó uống từ từ để bão hòa lượng caffeine và khắc phục ngay tình trạng say cà phê ngay sau đó. Sử dụng trà gừng: Khi uống 1 ly trà gừng ấm, chỉ 20 phút sau bạn sẽ thấy cơ thể mình nóng lên, toát mồ hôi và cơ thể bạn cũng thoải mái, dễ chịu hơn, hiện tượng say cà phê sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Hít thở đều đặn và hoạt động nhiều hơn: Hãy đứng dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút, hít thở đều đặn hay tập những bài tập đơn giản để bài tiết đi lượng caffeine mà cơ thể đã hấp thụ. Ăn nhiều tinh bột: Dùng một miếng bánh mì hay một chén cơm nhỏ để bổ sung tinh bột, giúp bão hòa được lượng caffeine và làm giảm đi triệu chứng nôn nao, khó chịu, bạn sẽ thấy cơ thể ổn định lại chỉ sau vài phút. Uống nước ép cam: Một ly nước cam ép sẽ giúp bạn làm loãng lượng cà phê trong người, cung cấp vitamin C để cơ thể và tinh thần thoải mái, dễ chịu ngay sau đó.
Lợi ích caffeine trong cà phê Nhờ caffeine trong cà phê giúp đốt cháy chất béo Caffeine trong cà phê làm tăng nồng độ lượng hormone epinephrine trong máu. Epinephrine, còn có tên khoa học là adrenaline, đi qua máu đến các mô mỡ và ra báo hiệu chúng phân hủy chất béo từ đó giải phóng vào máu. Dĩ nhiên, việc giải phóng axit béo vào máu sẽ không giúp bạn giảm cân hiệu quả trừ khi bạn đốt cháy nhiều calo hơn. Tình trạng trên được gọi là sự cân bằng năng lượng âm. Giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất Các nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi từ 3%–11%, với một liều lượng nhiều hơn sẽ có tác dụng lớn hơn. Hầu hết những sự gia tăng trao đổi chất là do gia tăng sự đốt cháy chất béo. Một nghiên cứu cho rằng caffeine trong cà phê làm tăng quá trình đốt cháy của chất béo lên tới 29% ở những người gầy, trong khi mức tăng chỉ ở khoảng 10% đối với những người béo phì. Hiệu ứng này cũng sẽ giảm dần theo độ tuổi. LIÊN HỆ Địa chỉ : 1013 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM Hotline: 0815.39.49.59 Email: phacheviet@gmail.com
Tìm hiểu caffeine trong cà phê Có rất nhiều hoạt chất sinh học được tìm thấy trong hạt cà phê, một trong số chúng rất có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể như: Caffeine trong cà phê: Chất kích thích chính. Theobromine: Chất kích thích chính nằm trong cacao cũng được tìm thấy với một lượng nhỏ trong hạt cà phê. Theophylline: Một chất kích thích dạng khác được tìm thấy trong cả cacao và cà phê đã được nghiên cứu và sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn. Axit chlorogenic: Đây là một trong những hợp chất hoạt động sinh học chính trong cà phê, giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbs. Caffeine trong cà phê hoạt động bằng cách ngăn chặn chất adenosine – một chất ức chế dẫn truyền dây thần kinh. Bằng cách ngăn chặn các adenosine, caffeine làm tăng kích thích các tế bào thần kinh và giải phóng một lượng các chất dẫn truyền thần kinh như: norepinephrine và dopamine. Điều này giúp cho bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và tinh thần tỉnh táo hơn. Đồng thời, caffein trong cà phê hay các đồ uống có thể cải thiện từ 11%-12% hiệu suất tập thể dục. LIÊN HỆ Địa chỉ : 1013 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM Hotline: 0815.39.49.59 Email: phacheviet@gmail.com
Sự khác nhau giữa cà phê sữa và bạc sỉu Cà phê sữa Cà phê sữa được xem là một thức uống khá sáng tạo và đầy tự hào của người Việt. Nó là sự kết hợp của cà phê nguyên chất và sữa đặc. Một tách cà phê sữa pha phin thường thấy được tạo thành từ những giọt cà phê đen nhiễu chậm rãi qua chiếc phin bằng kim loại đặt trên chiếc ly và trong đó chứa khoảng 1/5 đến 1/4 lượng sữa đặc. Tuy hai thành phần một đen sánh quyện và một trắng đậm đặc hoà lẫn vào nhau đã tạo nên một hương vị hài hoà và đậm đà hơn bao giờ hết. Bên cạnh vẫn giữ được vị đặc trưng của cà phê, mà lại giảm bớt phần nào vị đắng nhờ sự ngọt ngào của sữa đặc. Vậy nên, dành cho những người không thích vị đắng của cà phê đen thì cà phê sữa thơm ngon, hài hoà giữa hai thái cực đắng – ngọt hẳn là một thức uống lý tưởng. Bạc sỉu Đối với cafe bạc sỉu, đây là một món đồ uống đã du nhập theo chân người Hoa vào Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 1950. Từ màu sắc đến hương vị bạc sỉu khá giống với cà phê sữa. Nhưng khi pha chế, cà phê sữa có phần cà phê nhiều hơn phần sữa. Còn bạc sỉu thì ngược lại, phần sữa nhiều hơn phần cafe. Nếu quan sát kỹ và cảm nhận kỹ hơn thì có thể nhận ra được điều này. Bạc sỉu theo tiếng người Hoa sống tại Chợ Lớn – Sài Gòn được gọi tắt từ cụm “Bạc tẩy sỉu phé” Nghĩa là: bạc là “trắng”, tẩy là “ly”, sỉu là “một chút” và phé là “cà phê”. Bạc sỉu chính là “Ly sữa trắng kèm thêm một chút cà phê”. Vì người dân lao động phổ thông lúc ấy dùng sữa đặc pha với nước nóng để thay thế cho sữa tươi đắt đỏ nhưng vị sữa đặc pha khá nồng và ngọt nên họ thêm chút cà phê vào cho ly sữa thêm thơm và hấp dẫn. Người Sài Gòn xưa chỉ uống bạc sỉu nóng. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta thích thêm đá vào để uống, khiến ly bạc sỉu trở nên mát mẻ, tuyệt vời trong những ngày oi bức của thành phố. Ngoài ra, cà phê sữa đá và bạc sỉu đá còn có sự khác biệt về hình thức bên ngoài. Nếu cà phê sữa đá là sự kết hợp, hoà quyện giữa cà phê và sữa đặc sẽ tạo nên một màu nâu đậm đẹp mắt. Thì cafe bạc sỉu có lớp đá phân tầng đẹp mắt giữa lớp cà phê sữa màu nàu nâu và lớp sữa tươi màu trắng và trên cùng là lớp bọt bồng bềnh ấn tượng. Từ đó tạo nên sự hấp dẫn của ly cafe bên cạnh hương vị thơm của cafe và vị béo ngậy của sữa. Bước 1: Pha cà phê phin để làm bạc sỉu Đầu tiên cho 20gram – 25gram cà phê xay vào phin và nén nhẹ. Đổ nước nóng vào nắp và đặt phin lên ủ cà phê trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 giây. Gạt bỏ phần nước trong nắp và tiếp tục cho cà phê phin lên một cái ly và rót tầm 30ml nước sôi và đậy nắp ủ 15 giây – 20 giây. Cuối cùng cho thêm 70ml nước sôi và đợi 6 – 8 phút là đã xong phần pha cà phê. Lưu ý nhỏ là đổ nước vào giữa phin để tránh tình trạng tắc nghẽn. Bước 2: Pha bạc sỉu Cho đá vào khoảng ⅓ ly đựng, sau đó thêm 30ml sữa đặc vào ly. Tiếp đến, cho đá vào ⅔ ly còn lại rồi cho sữa tươi vào cùng. Đổ thêm 30ml nước cốt cà phê vào ly khác. Sau đó dùng cây đánh cafe tạo bọt nhẹ. Cuối cùng, cho phần cafe đã đánh bọt xong vào ly là đã hoàn thành món bạc sỉu đá. LIÊN HỆ Địa chỉ : 1013 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM Hotline: 0815.39.49.59 Email: phacheviet@gmail.com
Nhiều Baristar không chi li trong khâu định lượng nguyên liệu pha chế đồ uống. Một số tự tin khả năng tự cân chỉnh của mình, số khác làm việc tại quầy bar nhỏ, thiếu dụng cụ pha chế cơ bản cho Baristar nên vô tình cho hơi lố chất làm ngọt (nước đường, syrup). Đôi khi, cũng có thể do một số ít khách không thích uống ngọt… Vậy, khắc phục thế nào? Nhanh chóng xin lỗi khách rồi xin phép được mang ly đồ uống vào quầy để xử lý. Chua thì thêm nước đường vậy ngọt quá thì phải làm sao, không lẽ phải đổ đi để làm ly mới. Đừng! Chỉ cần nặn vào ly nước ép quá ngọt đó một ít nước cốt chanh là được. Tuyệt đối đừng cho thêm đá hay nước lọc vào vì như vậy, vị sẽ chuyển nhanh và khác biệt, khách sẽ nhận biết ngay. Dù “chữa cháy” thế nào cũng hãy khéo léo khiến khách nghĩ rằng, mình sẵn sàng làm cho khách ly đồ uống mới để khiến họ hài lòng.